Trong thời đại công nghệ tài chính không ngừng phát triển, thanh toán Web3 (PayFi) đã nổi lên như một khái niệm mới đang thu hút sự chú ý đáng kể trong ngành. Gần đây, nhiều công ty nổi tiếng đã chuyển trọng tâm sang thanh toán Web3. Ví dụ, Lily Liu, Chủ tịch của Solana Foundation, đã tích cực trình bày và giới thiệu chính thức PayFi tại các hội nghị Web3 lớn như EthCC trong năm nay, dự đoán quy mô thị trường có thể vượt xa DeFi. Trong khi đó, Binance Research đã công bố một báo cáo chi tiết về thanh toán Web3 có tiêu đề "Thanh toán Blockchain: Một khởi đầu mới", nghiên cứu tác động của blockchain đối với thanh toán toàn cầu. Giám đốc điều hành của Coinbase cũng đã công bố tham gia vào lĩnh vực mới của thanh toán tiền mã hoá dựa trên AI. Những phát triển này không chỉ đại diện cho sự tiếp nối của tầm nhìn thanh toán Web3 mà còn báo hiệu một sự chuyển đổi sâu sắc của các hệ thống tài chính truyền thống.
Thanh toán Web3 (PayFi) đề cập đến các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ blockchain và tiền mã hoá. Phương thức này đại diện cho sự đổi mới đáng kể và một khái niệm mới nổi trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Không giống như các hệ thống thanh toán truyền thống, thanh toán Web3 không dựa vào các tổ chức tài chính tập trung như ngân hàng, công ty thẻ tín dụng (Ví dụ: Visa và Mastercard) hoặc tổ chức xử lý thanh toán (Ví dụ: PayPal) để xác thực, thanh toán và giải quyết giao dịch. Thay vào đó, sẽ sử dụng các mạng lưới phi tập trung để tạo điều kiện cho việc chuyển tài sản giữa người dùng. Các tính năng chính bao gồm:
Phi tập trung:Thanh toán Web3 tận dụng công nghệ blockchain để loại bỏ các trung gian trong các hệ thống tài chính truyền thống. Điều này có nghĩa là các giao dịch có thể thực hiện trực tiếp và minh bạch trên quy mô toàn cầu mà không cần dựa vào ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác.
Hợp đồng thông minh: Thanh toán Web3 sử dụng hợp đồng thông minh để tự động hóa các hoạt động tài chính. Những hợp đồng có thể lập trình này giúp thực hiện các giao dịch tự động theo các điều kiện được xác định trước, giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi và sự can thiệp của con người.
Tiền có thể lập trình (Programmable Money): Các loại tiền mã hoá được sử dụng trong thanh toán Web3 không chỉ dành cho các giao dịch cơ bản mà còn có thể thực hiện các hoạt động tài chính phức tạp hơn thông qua các quy tắc được thiết lập trước. Tính năng này hỗ trợ nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính sáng tạo.
Chủ quyền kinh tế và tự quản: Thanh toán Web3 nhấn mạnh quyền kiểm soát toàn diện của người dùng đối với tài sản. Người dùng có thể quản lý tài sản thông qua ví tiền mã hoá tự quản (Self-custody crypto wallet), loại bỏ nhu cầu sử dụng các tổ chức bên thứ ba để nắm giữ và quản lý quỹ.
Thanh khoản và hiệu quả nâng cao: Các hệ thống thanh toán truyền thống thường gặp phải vấn đề chậm trễ trong thanh toán xuyên biên giới, trong khi thanh toán Web3 tận dụng khả năng toàn cầu và thời gian thực của blockchain để nâng cao đáng kể tốc độ và hiệu quả của giao dịch, giúp thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn và thuận tiện hơn.
Sản phẩm tài chính sáng tạo: Thanh toán Web3 mở rộng vượt ra khỏi các kịch bản thanh toán truyền thống, và bao gồm các sản phẩm tài chính mới như "Buy Now Pay Never" và "Creator Monetization". Những sản phẩm này tận dụng thêm giá trị thời gian của tài sản.
Thông qua phi tập trung, hợp đồng thông minh và tiền có thể lập trình, thanh toán Web3 cung cấp giải pháp hiệu quả và minh bạch hơn so với các hệ thống thanh toán truyền thống. Chúng không chỉ cải thiện tốc độ và hiệu quả giao dịch mà còn cung cấp cho người dùng quyền tự chủ kinh tế và khả năng tự quản lý, đánh dấu sự đổi mới tiên tiến trong công nghệ tài chính.
Trong bối cảnh suy thoái chung của thị trường tài chính và đầu tư Web3, PayFi đã trở thành một trong những lĩnh vực tài chính nóng nhất gần đây. Theo thống kê từ nền tảng dữ liệu tài sản Web3 RootData, trong hai tháng qua, tổng cộng 15 khoản tài trợ đã được công bố trong lĩnh vực thanh toán Web3, với tổng số tiền hơn 200 triệu đô la Mỹ, cho thấy đà phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực này .
Các khoản tài trợ số lượng lớn thường xuyên: Trong số các khoản tài trợ gần đây, dữ liệu của ChainCatcher cho thấy có 11 khoản tài trợ vượt quá 30 triệu USD trong 2 tháng qua, trong đó gần 40% thuộc về lĩnh vực thanh toán Web3.
Nhà đầu tư đa dạng: Các nhà đầu tư bao gồm những gã khổng lồ trong lĩnh vực thanh toán, stablecoin, tài chính truyền thống và các lĩnh vực khác như Visa, Tether, Circle, JPMorgan Chase và Standard Chartered Bank, cũng như các tổ chức đầu tư hàng đầu như Sequoia Capital và Temasek.
Năm 2023, các giao dịch được xử lý bằng stablecoin đã vượt quá 10.8 nghìn tỷ đô la, với khối lượng giao dịch thực tế là 2.3 nghìn tỷ đô la. Thanh toán stablecoin ngày càng vượt qua các hệ thống thanh toán truyền thống, trở thành một công cụ thanh toán toàn cầu quan trọng. Trong hai tháng qua, một số nền tảng thanh toán stablecoin, bao gồm Bridge và nền tảng công nghệ thanh toán blockchain Partior, đã huy động được hơn 50 triệu đô la. Chi tiết tài trợ gần đây bao gồm:
Bridge: Nền tảng này cung cấp các giải pháp thanh toán stablecoin cấp doanh nghiệp, bao gồm thanh toán xuyên biên giới và đã được áp dụng bởi các khách hàng lớn như SpaceX và Coinbase.
WSPN (Mạng thanh toán stablecoin toàn cầu): Huy động 30 triệu đô la trong vòng hạt giống (Seed) và ra mắt stablecoin WUSD được liên kết với đồng đô la Mỹ với tỷ lệ 1:1.
Sling: Hoàn thành vòng tài trợ Series A trị giá 15 triệu đô la, tập trung vào các dịch vụ chuyển tiền toàn cầu chi phí thấp và ra mắt ví tự lưu trữ USDP, bao phủ hơn 50 quốc gia và khu vực.
Các dự án khác: IDA huy động được 6 triệu đô la, Kredete nhận được 2.25 triệu đô la, PEX và Caliza nhận được lần lượt là 4.5 triệu đô la và 8.5 triệu đô la, tất cả đều hỗ trợ chuyển tiền tức thì bằng stablecoin.
Ngoài thanh toán stablecoin, thanh toán bằng tiền mã hoá dựa trên AI đang nhanh chóng nổi lên. Vào ngày 31/08, Giám đốc điều hành của Coinbase là Brian Armstrong đã công bố việc triển khai giao dịch tiền mã hoá từ AI đến AI trên mạng Base, cho phép các AI Agent sử dụng USDC để thực hiện giao dịch toàn cầu tức thì, và không tốn phí. Ngoài ra, các công ty khởi nghiệp thanh toán tiền mã hoá AI như Skyfire và Payman đã nhận được sự hậu thuẫn từ các tổ chức hàng đầu. Trong khi các dự án thanh toán tiền mã hoá AI này cung cấp giao diện và dịch vụ cho thanh toán giữa các AI Agent và con người, một số dự án đang phát triển các AI Agent có chức năng thanh toán cho người dùng bình thường, chẳng hạn như Bitte từ hệ sinh thái Near và Wayfinder từ blockchain gaming. Mặc dù thanh toán tiền mã hoá AI vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng tiềm năng ngày càng rõ ràng.
Nhìn chung, sự phát triển nhanh chóng của PayFi, việc tài trợ thành công và ứng dụng rộng rãi của các nền tảng thanh toán stablecoin, cũng như những nỗ lực sáng tạo về thanh toán tiền mã hoá AI cho thấy thanh toán Web3 sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong công nghệ tài chính. Tuy nhiên, PayFi cũng phải đối mặt với những thách thức:
Thách thức kỹ thuật và áp dụng: Mặc dù công nghệ blockchain hỗ trợ mạnh mẽ cho PayFi, nhưng các ứng dụng thực tế phải đối mặt với các thách thức về mặt kỹ thuật và sự chấp nhận của thị trường. Các dự án PayFi hiện tại đang bắt đầu cung cấp các dịch vụ liên quan, nhưng nhận thức chung của thị trường và sự chấp nhận PayFi vẫn đang ở giai đoạn đầu.
Quy định và tuân thủ: PayFi liên quan đến các giao dịch tài chính và thanh toán xuyên biên giới, đồng thời các luật và quy định liên quan cần phải liên tục được cải thiện để đảm bảo tính tuân thủ và bảo mật của hệ thống. Những thay đổi trong chính sách quản lý toàn cầu đã có tác động trực tiếp đến sự phát triển của PayFi.
Trải nghiệm người dùng: Nhiều dự án PayFi hiện tại vẫn gặp vấn đề với rào cản sử dụng cao, chẳng hạn như xác minh KYC, v.v., điều này hạn chế việc mở rộng hoặc phát triển cơ sở người dùng.
Lily Liu - Chủ tịch Solana Foundation, đã miêu tả PayFi không chỉ dừng lại ở "Hệ thống tài chính số ngang hàng với hệ thống truyền thống" mà còn phát triển thành một hệ sinh thái bao gồm "Tài sản lập trình, hệ thống tài chính mở, quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số, tự quản lý tài sản, và chủ quyền kinh tế". Khác với DeFi, chủ yếu chỉ tập trung vào các giao dịch tài chính, PayFi hướng đến việc ứng dụng thực tế vào hàng hóa và dịch vụ, thuộc phạm vi tài sản trong thế giới thực (RWA). Tầm nhìn của PayFi xoay quanh "Giá trị thời gian của tài sản". Ba ứng dụng cốt lõi mà Lily Liu đề xuất giúp minh họa rõ hơn cho tầm nhìn này:
Khái niệm này hoàn toàn trái ngược với các chương trình mua trước trả sau (Buy Now Pay Later) truyền thống. "Buy Now Pay Never" cho phép người dùng nạp tài sản vào các sản phẩm DeFi, nhận lãi thông qua việc cho vay và dùng khoản lãi này để thanh toán cho hàng hóa. Cách tiếp cận này đảm bảo các khoản thanh toán được thực hiện dựa trên giá trị thời gian của tài sản, chứ không cần thanh toán ngay lập tức.
Đối với nhiều nhà sáng tạo, quá trình từ sáng tạo đến nhận được thù lao thường gặp phải sự chậm trễ trong việc thanh toán. PayFi có thể giúp nhận tiền ngay sau khi hoàn thành sáng tạo bằng cách chiết khấu thu nhập trong tương lai, qua đó giải quyết vấn đề thiếu hụt tài chính có thể phát sinh trong quá trình sáng tạo.
Tài trợ cho các khoản phải thu là một phương thức tài chính truyền thống trong kinh doanh. PayFi đặt mục tiêu tối ưu hóa quy trình này bằng công nghệ blockchain, nhằm tăng tốc độ thanh toán và giảm thiểu rào cản tài chính, giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền hiệu quả hơn.
Mặc dù PayFi vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng đã có một số dự án nổi bật đang nỗ lực biến tầm nhìn thành những ứng dụng thực tiễn:
Huma là một trong những dự án PayFi rất phát triển, cung cấp dịch vụ cho vay cho cả doanh nghiệp và cá nhân, đồng thời giới thiệu chức năng thanh toán các khoản phải thu. Mặc dù đã xử lý gần 890 triệu đô la trong tài trợ thanh toán, Huma vẫn đối mặt với một số rào cản như yêu cầu KYC và các hạn chế theo khu vực.
Arf tập trung vào mạng lưới thanh toán xuyên quốc gia, cung cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn dựa trên USDC cho các tổ chức tài chính được cấp phép. Dịch vụ của Arf giúp cải thiện tính thanh khoản và hiệu quả cho các khoản thanh toán quốc tế, và việc sáp nhập với Huma có thể tăng cường thêm tầm ảnh hưởng của Arf trong lĩnh vực này.
Credix là một giao thức chuyên về tín dụng B2B, chủ yếu phục vụ thị trường Mỹ Latinh. Dịch vụ CrediPay của Credix cung cấp các tính năng tương tự mua trước trả sau, mang đến cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn tài chính linh hoạt hơn.
NX Finance là một giao thức lợi nhuận trong hệ sinh thái Solana, tối ưu hóa việc sử dụng tài sản thông qua các chiến lược đòn bẩy và staking. Mặc dù NX Finance chủ yếu phục vụ các giao thức cho vay tiền mã hoá, nhưng trọng tâm vào giá trị thời gian của tài sản lại rất phù hợp với tầm nhìn của PayFi.
Nhìn chung, PayFi là một khái niệm tài chính mới nổi, vẫn đang trong giai đoạn khám phá và bao gồm các lĩnh vực như chiết khấu khoản phải thu và thanh toán xuyên biên giới. Mặc dù hầu hết các dự án đều phải đối mặt với các yêu cầu KYC nghiêm ngặt và hạn chế khu vực, tiềm năng trong việc nâng cao hệ thống tài chính truyền thống và khai thác giá trị thời gian của tài sản thông qua công nghệ blockchain là rất đáng chú ý. Trong khi thị trường Web3 khá yên ắng, lĩnh vực thanh toán Web3 vẫn hoạt động sôi động. Các nhà đầu tư và chuyên gia trong ngành cần theo dõi sát sao tiến trình của PayFi, khám phá tiềm năng và thách thức trong các ứng dụng thực tế. MEXC, nổi tiếng với việc niêm yết nhanh các token mới, danh mục tiền mã hoá phong phú và tính thanh khoản Futures cao, không ngừng tích cực theo dõi sự phát triển của PayFi, tìm kiếm sự đổi mới trong hệ thống thanh toán toàn cầu nhằm mang lại trải nghiệm giao dịch vượt trội cho người dùng.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin này không cung cấp lời khuyên về đầu tư, thuế, pháp lý, tài chính, kế toán, tư vấn hoặc bất kỳ dịch vụ liên quan nào khác, cũng không cấu thành lời khuyên mua, bán hoặc nắm giữ bất kỳ tài sản nào. MEXC Learn cung cấp thông tin chỉ nhằm mục đích tham khảo và không cấu thành lời khuyên đầu tư. Vui lòng đảm bảo hiểu đầy đủ các rủi ro liên quan và thận trọng khi đầu tư. MEXC không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của người dùng.